Xuất bản năm:
2011
Giới thiệu:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11, được biên soạn gồm các bài:
PHẦN MỘT
CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ
Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế
Bài 2. Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 5. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bài 7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước
PHẦN HAI
CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Bài 8. Chủ nghĩa xã hội
Bài 9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Bài 14. chính sách quốc phòng và an ninh
Bài 15. Chính sách đối ngoại
c) Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
Trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi công dân có thể xác định trách nhiệm của mình qua các việc làm sau đây:
- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình (nếu gia đình có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hoặc các hình thức sản xuất, kinh doanh khác).
- Vận động người thân trong gia đình đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm. Bằng cách đó, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
- Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.
2. Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước
Tại sao Nhà nước lại có vai trò quản lí kinh tế ? Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước như thế nào và làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước?
a) Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước
Trong lịch sử hình thành và phát triển nhà nước, ở mỗi thời kì khác nhau, vai trò quản lí kinh tế của nhà nước có mức độ khác nhau. Trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường, giai đoạn mà ở đó cơ chế vận hành của nó là cơ chế thị trường tự điều chỉnh thì chưa có sự can thiệp của nhà nước. Chỉ đến những thập niên đầu thế kỉ XX, khi kinh tế thị trường tự do chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, thì lúc này việc quản lí kinh tế