Vịnh Xuân công phu - Tập 1, giới thiệu và hướng dẫn môn võ Vịnh Xuân với các đường thế cơ bản gồm có 4 phần trong 17 phần công phu.
Sư tổ Chí Thiện - ông tổ sáng lập phải Vịnh Xuân - nguyên là truyền nhân của Thiếu Lâm Tự. Thời kỳ triều đại nhà Thanh, Thiếu Lâm tự là nơi trú ngụ và tập hợp dân tộc đại Hán giai đoạn đó người Hán có ý đồ phân Thanh phục Minh và bị triều đình nhà Thanh cho là phân nghịch. Vì thế đã dùng mưu dụ dỗ được một tên đệ tử Thiếu Lâm là Mã Lính Nhĩ phản bội Thiếu Lâm, làm hội ứng mở đường cho quân lính nhà Thanh tấn công chùa và đốt phá chùa.
Khi đó tổ sư Chí Thiện lên núi hái thuốc nên đã thoát. Sau này vẫn theo đuổi ý chỉ phần Thanh phục Minh nhiều năm nhưng ý chí chưa thành thì tốc đã mai bạc. Nhiều năm sau, tổ sư Chí Thiện mai danh ẩn tích ở phương Nam, câu chuyện về người có kỳ tích trên Hồng thuyền; người đã phiêu bạt tới các vùng như Mẫn (Phúc Kiến ngày nay), Áo (Việt, Quảng Đông), Quế Lâm, cho đến một ngày nọ, đúng vào tiết xuân phân, Hồng thuyền neo đậu tại chân núi Thiếu dương tỉnh Quảng đông, trên dòng sông Chu, anh em cập bến vào trong thôn diễn xuất, chỉ còn sư tổ ở lại trông thuyền, ông dậy từ rất sớm ngồi ở đầu thuyền, ngắm mặt trời lên mà cầm thấy buồn vì ý nguyện khó thành, không được thời thế và gặp nhiều trắc trở phải phiêu bạt nơi đầu sóng ngọn gió, đang Iúc than thở muốn chỉnh sửa kỹ thuật trong võ thuật Thiếu Lâm mà chưa được thì ngẫu nhiên nhìn thấy một đàn đề từ trên núi chạy xuống, xuống đến ven sông cả đàn uống nước.
Trong đó có một con dê đực nhằm vào khe giữa 2 thân cây nhỏ định chạy qua những đã bị khe 2 thân cây kẹp lại, mà giãy dựa về trước, sang 2 bên đều không thoát ra được, khi con dê đuối sức, không còn cách nào và ngã ngửa về sau, khi ngã lùi về sau may thay lại thoát được khỏi khe kẹp của 2 thân cây nhỏ, Chí Thiện tổ sư thấy vậy chợt có ý sáng tạo, cao hứng liền diễn luyện luôn trên thuyền, sáng tạo ra tông mã học phái, khi đó triều đình nhà Thanh đang hoành hành ngang ngược, không ai dám nói đến 2 chữ Thiếu Lâm, lúc đó nhân tiết xuân phân, lại đang bơi thuyền về phía đông núi Thiếu dương, ông lấy ý nghĩa này đặt tên môn phái thành "Vịnh Xuân”, tông mã lính cầm từ ý nghĩ cây nhỏ khuất phục được dê đực, mà đặt tên là “Nhị thụ kiềm dương mã”, tông mã được lập là phía trước (2 mũi chân) cự li một xích 2 thốn phía sau (2 gót chân) cách nhau một xích 6 thốn, hai gối cân nhau trùng xuống toạ mã, khoảng cách 2 gối để lọt bằng một nắm đấm.
Trong Iúc diễn luyện, ông thấy ánh mặt trời chiếu quyền vào điểm khuyết 2 đùi, do đó đặt luôn tông quyền tên gọi “Nhật tự quyền” (ánh nhật), thu quyền về 2 bên cao tầm ngực, quyền đánh ra từ giữa, xuyên trung môn đánh ra về phía trước, ít lâu sau thuyền về Bắc tây giang (nhánh của sông Chu), thấy tiếng hạc kêu trên cồn các ven sông mà lập ra Hạc chưởng Tầm kiều (Thiên hạc thủ) tay quyền cong ánh nhật làm lễ của tông phái (gọi là Hạc chưởng lễ) từ đó tông quyền, tông mã, tông lễ được hình thành.
Taekwondo hay Đài Quyền Đạo theo âm Hán-Việt (trước kia thường được phiên âm không hoàn toàn chính xác là Thái Cực Đạo). Đây là môn thể thao quốc gia của Triều Tiên và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của nước này. Nó cũng là một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới.
Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là “đá bằng chân”; Kwon nghĩa là “đấm bằng tay”; và Do có nghĩa là “con đường” hay “nghệ thuật.” Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là “cách thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân”.
Jūdō (Nhu đạo) là môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro (1860-1938) sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Jūjitsu ( Nhu thuật) của Nhật Bản. Jū có nghĩa là khéo léo, uyển chuyển còn dō là đạo với mục đích "lấy nhu thắng cương". Jūjitsu là một môn võ chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ,... dễ gây tổn thương cho võ sinh, nên Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn Jūdō không dùng binh khí mà các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân. Các đòn chém và đâm dùng bàn tay và bàn chân cũng như vũ khí phòng thủ là một phần của judo, nhưng chỉ trong các hình thức sắp xếp trước và không được phép trong các cuộc thi judo hoặc tập luyện. Một học viên judo được gọi là một judoka.
Đây là môn võ tương tự Thái cực quyền với phương châm "lấy nhu thắng cương", "tá lực đả lực" (mượn sức đánh sức), "tứ lạng bát thiên cân" (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. Ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ bản thân, rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo và tinh thần.
10 điều tâm niệm mà mỗi võ sinh Jūdō phải thuộc lòng:
- Tôn trọng kỉ luật, nội quy nhà trường.
- Kính thầy yêu bạn, bênh vực người yếu đuối.
- Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác.
- Ngoài những trận đấu giao hữu, tuyệt nhiên không thách đấu với bất kì ai.
- Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng phải bình tĩnh.
- Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, luôn dung thứ người thất thế.
- Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể khỏe mạnh, tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hào và kiên trì.
- Nghe lời nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn việc công thì băng mình tới.
- Thà chịu thiệt hại còn hơn làm điều hèn nhát, bất công.
- Mục tiêu của võ sinh Jūdō là Nhân-Trí-Dũng.
Hồng Gia Quyền xuất phát từ Hồng Hy Quan, một nhân vật trong Thiếu Lâm thập hổ, đệ tử của Chí Thiện thiền sư. Sau khi chùa Thiếu Lâm bị hỏa thiêu, Hồng Hy Quan trốn tránh tại tỉnh Quảng Đông và truyền môn võ cho Lục A Thái. Lục A Thái dạy cho Hoàng Thái. Sau Hoàng Thái, người lãnh hội môn Hồng Gia Quyền là Hoàng Kỳ Anh (thế kỷ thứ 19), thuộc Quảng Đông thập hổ, cùng một thời với Thiết Kiều Tam. Đệ tử đắc ý của Hoàng Kỳ Anh là người con trai, Hoàng Phi Hồng (1847-1924), một danh sư tỉnh Quảng Đông vào cuối thế kỷ thứ 19.
Lý Tiểu Long - Côn nhị khúc gồm 6 chương:
Chương I: Cầm côn và xuất côn
Chương II: Tư thế cảnh giới
Chương III: Kỹ thuật đánh côn
Chương IV: Thay đổi kỹ thuật đánh côn
Chương V: Kỹ thuật thu côn
Chương VI: Kỹ thuật thực hiện tổ hợp
Bằng những hình ảnh sinh động do đích thân huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long thể hiện, phân tích ngắn gọn dễ hiểu, được trình bày từ thấp đến cao để bất kỳ ai cũng có thể tham khảo và luyện tập dễ dàng.
37 thế võ Thái Cực Quyền gồm 37 thế tập, 240 động tác, hướng dẫn bằng 240 hình. Để tập tốt 240 động tác này đòi hỏi phải có lòng kiên trì và khi đã thành thục rồi thì tác dụng vô cùng to lớn.