Giới thiệu:
Tác phẩm viết về tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến đã lâu. Vì lửa đạn ác liệt, vợ ông đi thăm chồng không mang được con theo, ông chỉ được nhìn con qua những bức ảnh. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Vừa về nơi, ông đã nhận ra con và sung sướng gọi nó. Bé Thu không nhận ba vì sẹo trên mặt làm ông Sáu khồng còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đã đối xử với cha như người xa lạ. Ông Sáu vô cùng buồn rầu, đau khố tìm mọi cách săn sóc con mà không được.
Đến lúc bé Thu nhận ra ba, tình ba con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc iàm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. Bé Thu lớn lên trờ thành một cô giao liên dũng cảm và xinh đẹp. Trong một chuyến công tác, người bạn năm xưa của ông Sáu đã gặp được Thu và trao cho cô chiếc lược ngà.
Bỗng có tiếng kêu thất thanh:
- Máy bay!
- Máy bay!
Xuồng liền chòng chành, như có người định lao xuống, người nhốn nháo và nhiều tiếng lao nhao lên:
- Tấp vào!
- Ðâu?
- Ðèn nó ở phía sau kìa!
- Tấp vào, tấp vào. Phản lực!
Cô giao liên cho máy nổ nhỏ dần, quay lại sau một lúc rồi bảo:
- Không phải đâu, sao trên trời đó mà.
Trong lúc mọi người đang lo, có người hoảng hốt, có người định nhảy thì giọng của cô bình tĩnh như vậy đó. Có người chưa thật tin, nhưng trước thái độ thản nhiên của cô, mọi người lại ngồi yên. “Sao trên trời đó mà”, giọng nói nhỏ nhẹ và ngọt ngào. Và cô lại cho máy nổ to.
Sau mấy ngày đi bộ, được ngồi trên chiếc xuồng máy thật là thích thú. Nhưng nghĩ đến máy bay, tôi lại thấy phiền. Tiếng máy đuôi tôm nổ to quá như át cả tiếng máy bay. May mà gặp cô giao liên bình tĩnh, cô mà rối, chắc có người đã nhảy rồi, xuồng chắc cũng chìm mất. Tôi cố không nghĩ gì khác, tập trung lắng nghe tiếng máy bay.
Xuồng bắt đầu vào một quãng kinh trống, hai bên bờ không có một ngôi nhà, xa xa một chòm tre, một lùm cây, hai bên là cánh đồng hoang. Tôi sốt ruột muốn cho xuồng lao nhanh hơn. Hình như hiểu tâm trạng tôi, cô cho máy nổ to. Sóng trước mũi xuống trào lên kéo thành những đợt sóng dài, làm run rẩy đám cỏ hai bên bờ, vỗ bập bềnh các giề lục bình và các đám nghể 2 mọc hoang.
Trong lúc mọi người đang yên tâm, đang thích thú ngồi trên chiếc xuồng lao nhanh thì cô giao liên tắt máy báo tin:
- Máy bay!
Cô vừa nói vừa tấp sát lại bụi tre. Chiếc xuồng sau cũng tấp lại. Rõ ràng là có tiếng máy bay, tiếng cánh quạt “lạch bạch” của đám trực thăng Mỹ. Tôi chẳng biết cái lỗ mũi của cô thính đến cỡ nào, còn cái tai của cô rõ là thính thật, tiếng máy bay lẫn trong tiếng máy đuôi tôm, thật khó nghe.
Xuồng chòng chành, có người chới với muốn té:
- Nó còn xa lắm!
- Cô trấn tĩnh chúng tôi
- Các bác, các chú bước lên phân tán mỏng, tìm núp vào chỗ kín. Nếu nó có soi tới các bác, các chú nhớ đừng động đậy - Trong lúc cô nói, anh em khách đã vọt lên bờ hết rồi. Tôi là người cuối cùng. Tôi vừa bước lên thì cô bảo:
- Bác cứ ở đây đi. Xuồng ít người không sao!
Nếu một người nào khác bảo như vậy, tôi chắc không nghe. Trước thái độ của cô, ngồi cùng một chiếc xuồng với cô tôi thấy vững hơn ngồi trong công sự.
Ðám trực thăng Mỹ từ đầu kinh soi lần lần tới, tiếng động cơ của nó rầm rộ, như hàng chục chiếc tầu thủy đang chạy. Ánh sáng ngọn đèn soi của nó mỗi lúc một gần. Bọn Mỹ, ngụy thường đi ba chiếc, một chiếc tìm người, tìm mục tiêu, còn hai chiếc soi đèn thì bắn.
- Lấy lá cây che kín, đừng động đậy nhé!
- Cô lại nhắc tôi.
Ðó là lần đầu tiên tôi bị trực thăng soi, khi ngọn đèn của nó soi qua - cái thứ ánh sáng chói chang và tiếng cánh quạt đập trên đầu, tôi thấy xuồng mình rõ quá, tôi thấy cái be dài, thấy những lỗ trống của ba lô dưới lớp lá ngụy trang, thấy cỏ quặn lên như trong một cơn lốc, tôi nghĩ: “Thôi chết rồi”. Tôi rút vai thu mình cho nhỏ lại. Như đoán được tâm trạng của tôi, cô lại nhắc: