Giới thiệu:
Truyện kể về cuộc đời chông gai và đầy bất hạnh của Tấm - một cô gái mồ côi mẹ từ sớm. Tấm ở với dì ghẻ và con của dì là Cám.
Vì quá chiều chuộng con gái của mình mà dì ghẻ hết lần này đến lần khác chà đạp, hành hạ, đối xử tệ bạc với Tấm. Kể từ khi Tấm được nhà Vua sủng ái thì hai mẹ con Cám rắp tâm bày mưu tính kế hãm hại Tấm, để được thay thế vào vị trí của Tấm. Nhưng người tính không bằng trời tính, ác giả ác báo, cuối cùng mẹ con Cám phải nhận lãnh hậu quả do chính mình gây ra.
Truyện kết thúc có hậu và có phần ghê rợn. Tuy nhiên đó là lời cảnh tỉnh cho những ai chà đạp lên giá trị, quyền sống của con người lương thiện. Hãy sống tốt và tử tế với nhau để phước lại cho con cháu mai sau.
Tấm nói:
– Bụt ơi, quần áo con rách rưới thế này thì làm sao đi chơi hội được bụt ạ !
Bụt nói:
– Giờ con hãy làm theo lời ta, vào nhà đào 4 chiếc hũ mà con đã chôn xương bống ở dưới chân giường. Con sẽ có đủ quần áo để đi hội.
Tấm vâng lời bụt vào phòng đào hũ lên. Quả không hết ngạc nhiên khi hũ thứ nhất là một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu Đào, hũ thứ hai đựng một đôi giầy thêu rất đẹp, hũ thứ 3 có một con ngựa nhỏ xíu, khi đặt con ngựa xuống đất thì bỗng chốc nó biến thành ngựa thật, còn hũ cuối cùng thì là một bộ yên cương xinh xắn.
Tấm vui mừng lắm, vội đi tắm gội, thay quần áo đẹp rồi lên ngựa đi chơi hội. Ngựa phóng một lúc đã tới kinh thành nhưng chẳng may trên đường đi, khi ngựa phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giầy xuống mà không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy một chiếc khắn gói chiếc giầy còn lại và chen vào biển người.
Giữa lúc ấy, đoàn xe xa giá (đoàn xe hộ tống nhà vua) đi tới chỗ lội tấm đánh rơi giầy. Hai con voi ngự đầu đàn tới đó thì cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu tiến bước. Thấy lạ nhà vua sai quân lính đi tới xem thử, sau một hồi tìm kiếm thì một người lính đã tìm được một chiếc giầy nhỏ nhỏ xinh xinh mà Tấm đã sơ ý đánh rơi. Nhà vua ngắm nghía chiếc giầy không chán mắt, vua nghĩ “chà một chiếc giầy thêu thật đẹp, chắc hẳn người mang chiếc giầy này nhan sắc tuyệt trần.”
Nhà vua ban lệnh cho tất cả đàn bà con gái đi chơi hội thử giầy, hễ ai ướm vừa chiếc giầy này nhà vua sẽ lấy người con gái đó làm vợ. Đám hội lại càng thêm náo nhiệt khi các bà, các cô chen nhau tới thử giầy, ai cũng muốn được trở thành vợ của nhà vua. Nhưng chiếc giầy quá nhỏ, không một ai đi vừa và mẹ con nhà Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ vừa bước ra khỏi lầu thì Cám nhìn thấy Tấm. Thấy thế Cám mách mẹ:
– Mẹ ơi, Chị Tấm cũng đi thử giầy kìa !
Dì ghẻ bĩu môi:
– Con nỡm, chuông khánh còn chẳng ăn ai nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!
Nhưng khi Tấm đặt chân và chiếc giầy thì vừa như in, Tấm lấy chiếc giầy còn lại trong chiếc khăn đi vào thì hai chiếc giầy giống nhau như đúc. Quân lính hò reo vui mừng, ngay lập tức nhà vua cho một đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung. Hai mẹ con nhà Cám nhìn Tấm bước lên kiệu với vẻ mặt bàng hoàng và ánh mặt chất chứa sự ghen tị.
Đến ngày giỗ cha, Tấm xin phép nhà vua về nhà. Thấy Tấm trở về, mẹ con nhà cám lập mưu giết Tấm. Mụ gì ghẻ bảo:
– Con mặc dù giờ đây đã là thân ngọc ngà mà vẫn nhớ ngày giỗ cha đúng là một người con hiếu thảo, giờ con hãy trèo lên cây cau hái xuống một buồng để mẹ đặt lên cúng cha con.