Giới thiệu:
Vỡ Đê (1936), là một tiểu thuyết phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực…
Tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945. Nhà văn đã ca tụng những người cộng sản trong toà báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.
- Thôi, tôi xin cậu giáo, cậu đừng bướng với người Nhà nước như thế! Thôi, tôi xin khuyên hai ông, đây là cậu giáo con cụ lớn làng tôi, hai ông đừng có quá tay quá miệng mà rồi rầy rà lôi thôi.
Không biết nghĩ thế nào, người lính bảo người cai:
- Để hỏi quan xem nên thế nào đã.
Trong khi Phú tự do ra ngồi ăn cơm nắm muối vừng với mấy người làng thì người cai và người lính kéo nhau lên đê. Mười phút sau, ở một điếm canh bước ra, hai người lại hùng hổ kéo xuống thùng đấu, vào lúc trời sắp tối mịt...
Lại một hồi trống dài nữa vang lên. Lý dịch, lính tráng chạy dài trên đê ra cái lệnh rằng ai ai cũng phải xếp dọn xẻng cuốc, thúng mủng lên cả mặt đê một lượt.
Người lính và người cai dẫn Phú vào cái điếm gạch trong có một ngọn đèn đất để trên một cái bàn, cái bàn cạnh cái ghế, cái ghế dưới một người đương hí hoáy viết lách. Phú đoán hẳn đó là một viên chức cán sự công chính. Quần áo tây vải vàng, giày ống, một đôi kính cận thị trên sống mũi, một cái roi cá đuối đeo bên lưng. Người ấy vừa viết vừa uống nước ở cái cốc sắt, nắp một cái ống ủ nước. Sau cùng người ấy ngẩng lên hỏi:
- Cái gì?
- Bẩm quan lớn, nó đánh lại tôi, nếu quan lớn không nghiêm trị để làm gương cho kẻ khác, thì ắt tôi không trông nom nổi, mà cái dân vùng này cũng đã bất trị lắm.
Người tham tá lục lộ ấy nóng nẩy hỏi ngay Phú:
- Thằng này, sao mày dám đánh lại người có quyền trông nom mày?
Thấy Phú không đáp, người ấy gắt:
- Ô hay? Mày câm hay sao?
Phú bèn nghiêng đầu khinh bỉ đáp bằng tiếng Pháp:
- Thưa ông, nếu ông là một viên chức thì ít ra tôi cũng là một người công dân! Và tôi xin nói thẳng ngay rằng lối mày tao của ông là sai với lời dặn của quan trên và lại tỏ ra cái tư cách của người kém giáo dục! Ông không là quan cai trị cái chỗ này.
Người cán sự kinh hoảng lên, không ngờ một tên phu đi hộ đê mà lại có học thức như thế, bướng bỉnh như thế. Thật là bất ngờ! Muốn giấu cái hổ thẹn, người ấy nói với anh lính và anh cai:
- Thôi, cứ đi đi, để rồi chốc nữa thì quan huyện đến.
Rồi bảo Phú cũng bằng tiếng Pháp:
- Vâng, thế thì ông cứ đứng đấy mà chờ quan sở tại!
- Hân hạnh vô cùng.
Bên ngoài có tiếng nạt nộ lẫn nhau rất xôn xao. Quan đến thật. Cùng đi với quan có một đoàn nha lại lính tráng. Quan vào điếm, bắt tay viên chức lục lộ, ngồi xuống một cái ghế mây có người nhanh tay đưa ra. Một thiếu nữ ăn vận xuềnh xoàng, đội nón Huế, đi giày kinh, cũng theo quan vào điếm.
Lời nói thứ nhất của quan là mắng con gái:
- Ô cái con bé này hay nhỉ? Ai cho đi mà đi thế?
Dung nũng nịu như quanh đấy không có ai nữa, cười trừ mà rằng: