Giới thiệu:
Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu.
Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư dả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma chay. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào hạng cùng đinh trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn hiếu thảo, và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lí do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị cùm kẹp không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị bò gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lý trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy"!
Thằng Dần níu lấy áo chị và khóc rầm rĩ:
- Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ Nghị. Nếu chị sang nhà cụ Nghị, rồi thì em chơi với ai?
Cái Tý lại khóc hu hụ Nó cứ quấn quýt thằng Dần, không muốn rời ra. Ngảnh lại nhìn mặt chị Dậu, nó nói bằng giọng năn nỉ:
- Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em để con nói chuyện với em. Sáng mai con xin đi sớm.
Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì đi ngay bây giờ cho ụ Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu, ông Lý lại trói thầy con thêm một đêm nữa, thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.
Và chị cố kiếm cho được cái giọng ngon ngọt để dỗ thằng Dần:
- Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị nó có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
Thằng Dần vẫn sợ Ông Lý, như đứa trẻ khác sợ Ông ngoáo ộp, nghe nói đến tên ông ấy nó đã mất vía đi rồi. Lập tức nó rời vạt áo cái Tý và nó ỏn ẻn dặn mẹ:
- Em chỉ cho chị Tý đi một lúc thôi. Lấy tiền được rồi, u phải đem chị ấy về đây với em.
Chị Dậu buột miệng:
- Ừ...
Rồi hình như có ý hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị lại nói chữa:
- Ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm, thì u lại đem nó về với con.
Cái Tý với hai hàng nước mắt dòng dòng, hôn hít các em lượt nữa, rồi lủi thủi nó đội mê nón trên đầu và cắp gói áo vào nách.
Chị Dậu vừa dặn thằng Dần ngồi coi cái Tỉu, vừa cởi dây xích lôi con chó cái.
Con vật ấy ở nhà chị Dậu, tuy không làm tên lính gác nhà như các bạn nó ở bào những nơi giàu
có, nhưng cũng là hạng tôi tớ cần dùng. Những lúc con cái chủ nhà đau dạ lạnh lòng!... Công việc vệ sinh trong nhà, phận sự nó phải gánh vác tất cả. Sự quan hệ giữa nó với chủ tuy chỉ có thế, song mà trời đã sinh nó làm một loài vật giầu lòng trung thành thì, ăn lương của chủ, nó phải hết lòng mến chủ, cũng như nó phải hết lòng vâng theo lời chủ. Cái bản tính ấy, khiến nó chỉ muốn làm việc với chủ suốt đời, không muốn có ngày hưu trí. mặc dầu chủ vẫn coi nó là vật hèn. Vì vậy, nay thấy chị Dậu xích nó, lôi nó, đối với nó có vẻ khác hẳn mọi ngày, hình như nó cũng biết rằng chủ nó sắp sửa đổí nó đi đâu hoặc là đem nó đến chỗ làm tình làm tội gì đó. Khăng khăng ghì lại nhất định nó không chịu đi. Chị Dậu càng kéo, nó càng tỏ ra thái độ van lơn. Nếu có một nhà đô/ng vật tâm lý học đứng ở cạnh nó lúc ấy, tất nhiên người ta có thể đoán rằng: nó đương lạy chủ, xin chủ cho nó ở lại thêm một hạn nữá.
Vô hiệu! Chủ nó cứ dùng cương quyền, điệu nó sềng xệch ra đường.
Tuy vậy, nó vẫn còn mong chủ thương. Cho nên ra khỏi cổng rồi, nó cứ còn lăn, còn rẫy, còn ngoe
ngoảy đuôi, còn kêu hừng hực khi nghe tiếng mấy con chó con ăng ẳng ở trên đầu chủ.
Mặt trời đã xế. Bóng người ngã xuống mặt ruộng, dài thườn thượt như bóng cây cau. Trâu bò không phải cầy chiều nghễu nghện theo đàn trẻ chăn ra các bờ ruộng gậm cỏ.
Với những tiếng thổn thức trong đáy tim và những giọt nước mắt luôn đọng lại ở gò má, chị Dậu cố sống cố chết, nhũng nhẵng dẫn con cà chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc, mong cho chóng đến nhà cụ Nghị.