Giới thiệu:
Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu.
Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư dả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma chay. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào hạng cùng đinh trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn hiếu thảo, và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lí do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị cùm kẹp không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị bò gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lý trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy"!
Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh, trợn mắt húp một cái đánh soạt. Rồi ông vừa nhai, vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Bà Nghị cầm đĩa dò kho ăn dở, chút vào trong niêu, sai thằng bếp treo lên lao màn và dặn:
- Bà đã đếm kỹ từng miếng rồi đấy. Còn mười bốn miếng tất cả. Hễ mất miếng nào thì chết với bà!
Thằng bếp bưng mâm cơm ra. Thằng nhỏ đệ chậu nước vào. Ông Nghị, bà Nghị mỗi người dúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng. Hai đứa đầy tớ đứng hai bên cầm quạt phẩy lại. Bà Nghị mở cái tráp tròn lấy trầu và cau nhai với một vài sợi thuốc. Ông Nghị nhắc cái điếu ống để trên trốc tủ, giặt thuốc, châm lửa, vít cái xe chúc vào miệng. Bắt chân chữ Ngũ ông vểnh mặt hút sòng sọc một hơi:
- Con mẹ kia! Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói chuyện với bà... !
Rón rén, chị Dậu đứng nép vào cửa và ngập ngừng:
- Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp con.
Bà Nghị nhả miếng bã trầu cầm tay, quai thật dài cặp môi cắn chỉ:
- Chẳng cứu với vớt gì cả! Mày có bán đứa con gái tao mua!
- Xin vâng!
- Sáng ngày chồng mày nói rằng con bé ấy đã lên bẩy tuổi, xin lấy ba đồng. Cụ Ông tưởng nó nói thật, bằng lòng cho nó hai đồng. Nhưng giờ nghe nói con mày mới có sáu tuổi, thì tao triết đi một nửa, chỉ cho một đồng thôi. Thuận bán thì về đưa nhau sang đây!
Chị Dậu ngơ ngác:
- Thưa cụ, thật quả cháu đã lên bẩy, nó đẻ tháng dần năm Tý. Chúng con không dám nói dối thưa cụ!
- Tao không thể tin cái miệng vợ chồng nhà mày! Người ta mách tao là nó lên sáu, thì tao hay nó lên sáu. Chứ tao biết đâu nó đẻ năm tý hay đẻ năm tỵ năm tỳ.. !
Chị Dậu đờ mặt, không biết nói sao. Bà Nghị tiếp:
- Vì cái hai bên kia...
Ông Nghị cau mặt ngắt lời:
- Sao bà cứ gọi con bằng lối xách mé như vậy? Tôi đã dặn bà phải gọi nó là mơ... Bây giờ ở nhà các quan, con gái đều được kêu là mợ tất cả. Tôi hèn ra cũng là một Nghị viên, có lúc ngồi với quan Sứ quan Thượng, danh giá không kém gì một ông quan. Bà có gọi con gái bà là mợ, cũng không quá lạm kia mà!
Bà Nghị cười ngặt, cười nghẹo:
- Thế thì ông lầm rồi! Con dâu kia... người ta mới gọi là mợ; con gái thì người ta gọi là cộ Chẳng cứ gì nhà các quan, tôi thấy những nhà ông ký, ông phán, những nhà buôn bán ở Hà Nội đều như thế cả.
- Miễn là đừng có gọi chúng nó bằng cái kiểu tục tằn của những nhà bố cu, bố đĩ... Mợ thì mợ, cô thì cô...
Bà Nghị ra bộ đắc ý:
- Vâng, thì cô!... Cô hai bên kia hiếm hoi mấy lần xem bói, thầy bói đều bảo cô ấy phải nuôi con nuôi thì mới đứng số. Bởi thế, tao muốn mua cho cô ấy một đứa, để nó gánh vác đỡ đí. Chứ nhà tao đây thiếu gì người hầu hạ? Vả lại, con bé mới lên sáu tuổi, đã làm được công trạng gì mà tao phải chuốc? Huống chi nó sang ở với cô ấy, cơm no áo lành, lại không sung sướng gấp trăm gấp nghìn ở nhà với vợ chồng mày hay sao? Đáng lẽ biếu không thì phải... Cho một đồng cũng quá lắm rồi. Không phải nài nẫn gì nữa!
Chị Dậu ngồi đờ như gỗ, không biết trả lời ra sao.