“Ốc sên chạy” là tiểu thuyết của nhà văn Diệp Chi Linh. Đây là một nhà văn trẻ với phong cách sáng tạo, trẻ trung, lối hành văn trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần táo bạo với những tình huống bất ngờ, những lời đối đáp thông minh của các nhân vật. Bởi vậy câu chuyện đã nhận được sự yêu thích của rất nhiều độc giả Trung Quốc.
“Ốc sên chạy” - nhan đề cuốn tiểu thuyết đã gợi cho bạn đọc sự tò mò, liên tưởng đến sự chậm chạp – nhưng đây là sự chậm chạp đáng yêu. Tiểu thuyết kể về câu chuyện tình yêu của ba nhân vật chính Vệ Nam , Hứa Chi Hằng, Lục Song. Hứa Chi Hằng, chàng hoàng tử hắc mã với vẻ đẹp trai lạnh lùng, cá tính đã làm thổn thức trái tim của biết bao bạn gái ngây thơ, trong sáng. Và cô bé Vệ Nam lúc ấy mới học lớp 6 cũng không thể cưỡng lại tiếng gọi của trái tim. Hai người học cùng nhau hết cấp hai, cấp ba rồi cả cùng trường đại học. Mối tình thầm lặng cũng kéo dài suốt những năm tháng ấy.
Đến năm thứ hai đại học, trong một cuộc thi hát, Hứa Chi Hằng đã giành giải nhất với một sáng tác anh dành cho chính Vệ Nam , sau cuộc thi đó anh đã tỏ tình với cô. Hai người yêu nhau trong khoảng thời gian một tháng ngắn ngủi rồi chia tay.
Mặc dù yêu anh tha thiết nhưng Vệ Nam không đủ tự tin, nói đúng hơn là không dám bước chân vào thế giới của anh, thế giới của một con người chơi bời trác táng. Mặc dù vậy cô vẫn không thể quên được anh, điều đó khiến cô vô cùng đau khổ.
Trong lúc cô đang gồng mình để sống, để quên đi thất bại của mối tình đầu thì Lục Song xuất hiện, anh là bạn của anh trai Vệ Nam, một chàng trai thành đạt, tinh tế. Ban đầu vì bị gia đình Vệ Nam có ý gán ghép nên hai người đã không có ấn tượng tốt về nhau, tìm đủ mọi trò chòng ghẹo nhau.
Thế nhưng trong khoảnh khắc nhìn thấy Vệ Nam khóc vì Hứa Chi Hằng, Lục Song đã yêu cô, muốn trở thành người bảo vệ cô, mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô. Anh hiểu rất rõ rằng Vệ Nam chưa quên được Hứa Chi Hằng, thậm chí suốt đời không quên, vì vậy anh đã lặng lẽ ở bên để che chở cho cô, cùng vui, cùng buồn với cô.
Vì không muốn tạo áp lực cho Vệ Nam nên anh đã cố tạo vỏ bọc hoàn hảo cho mình, cố tỏ vẻ không có cảm giác với cô mặc dù yêu cô tha thiết, mặc dù thấy đau khi nhìn thấy cô buồn, nhìn thấy cô khóc vì người đàn ông khác.
Đúng vào lúc Vệ Nam đau khổ nhất, khi những người thân xung quanh cô đều lần lượt xảy ra chuyện thì Lục Song đều ở bên cô, an ủi, động viên cô, chủ động giúp cô tìm cách giải quyết.
Liệu rằng tình cảm chân thành của anh có khiến trái tim đã bị tổn thương vì tình yêu của Vệ Nam rung động? Liệu rằng sau khi đã biết những bí mật của Hứa Chi Hằng, hiểu được con người thật của anh, hiểu rằng anh cũng yêu cô nhiều như cô yêu anh thì cô có cho anh một cơ hội không?
Đọc truyện, độc giả như được hòa mình vào cuộc sống của các nhân vật, cùng cười đùa với những trò đùa hài hước, dí dỏm của họ, cùng hồi hộp đợi chờ những diễn biến tâm lý và tình cảm của họ. Câu chuyện tình lãng mạng, nhẹ nhàng sẽ khiến chúng ta mỉm cười rồi mơ mộng.
Tiểu thuyết Số đỏ là câu chuyện kể về Xuân, thường gọi là “Xuân tóc đỏ”. Xuân là một cậu bé, một đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề trèo me, trèo sấu kiếm tiền sống lay lắt qua ngày…
Vì từ nhỏ mồ côi, không ai nuôi dạy, nên bản chất của Xuân bị tha hóa, hắn có những hành động vô giáo dục nên bị cớm bắt giam. Nhưng cơ may đến, Xuân được cứu thoát bới bà Phó Đoan - là một mụ me Tây vô cùng dâm đãng. Từ đó, Xuân làm phục vụ cho một cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh do mụ Phó Đoan giới thiệu cho, đây là một cửa hàng chuyên phục vụ phái đẹp, nơi luyện quần vợt của bà Phó Đoan và vợ Văn Minh. Xuân tóc đỏ được nhận danh hiệu “sinh viên trường thuốc” rồi danh hiệu “đốc tờ Xuân”, hắn học thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, gia nhập với xã hội thuộc lưu, mở rộng các mối quan hệ với những nhân vật có thế lực, và được cô Tuyết em của Văn Minh con cụ cố Hồng yêu say đắm. Càng ngày hắn càng được nhiều người kính trọng và sợ hãi. Vô tình hắn gây ra cái chết của cụ cố tổ, và được gia đình nhà cụ cố vô cùng biết ơn vì điều này. Vợ chồng Văn Minh ra sức yêu chiều và tô vẽ cho Xuân, đồng thời cũng có ý định gã em gái là Tuyết cho Xuân dù biết quá khứ của hắn, nhưng vì Tuyết cũng đã mang cho mình cái danh hư hỏng nên đối với gia đình họ lại là niềm vui.
Xuân đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm tới Bắc Kì, hắn sử dụng rất nhiều thủ đoạn đê tiện để được thi đấu với đối thủ chính. Bằng cách hãm hại hai cầu thủ nổi tiếng trước khi trận đấu diễn ra, và cuối cùng hắn là người duy nhất để đấu với quán quân Xiêm. Vì để giữ mối giao hòa với nước Xiêm, nên đã yêu cầu Xuân thua. Kết thúc trận đấu, Xuân diễn thuyết giữa đám đông để mọi người hiểu hắn thua vì tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc mình. Thế là hắn được tung hô, trở thành một anh hùng, một vĩ nhân. Được thưởng, được tham gia nhiều hội, và hắn trở thành con rể của cụ cố Hồng.
Vỡ Đê (1936), là một tiểu thuyết phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực…
Tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945. Nhà văn đã ca tụng những người cộng sản trong toà báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.
Chí Phèo là đứa con hoang bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Một người đi thả ống lươn nhặt được, đem về cho một bà goá mù. Bà goá mù lại cho bác phó cối không con. Khi bác phó cối mất, Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bà vợ thứ ba của Bá Kiến cứ bắt Chí Phèo lên bóp chân, đấm lưng. Bá Kiên ghen bóng gió nên đẩy Chí Phèo đi tù.
Ra tù, Chí Phèo trở về làng Vũ Đại với diện mạo và hành động của một con “quỷ dữ”. Chí Phèo triền miên trong cơn say rồi đi đâm chém thuê. Cuối cùng, hắn trở thành tay sai của Bá Kiến. Một hôm, Chí Phèo gặp Thị Nở, một người đàn bà vừa xấu xí vừa dở hơi. Hai người ăn nằm với nhau. Chí Phèo khát khao có cuộc sống lương thiện cùng Thị Nở. Bà cô Thị Nở không đồng ý, Chí Phèo đau đớn, tuyệt vọng.
Chí phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi làm người lương thiện rồi lấy dao đâm chết Bá Kiến và tự sát. Mọi người trong làng đến xem. Thị Nở cũng đến xem. Thị Nở nhìn xuống, bụng và nghĩ tới cái lò gạch cũ bỏ không.
Dế Mèn tự kể chuyện về hai cuộc phiêu lưu của mình. Mèn lớn lên cường tráng nhưng không biết dùng sức làm gì. Chưa hết hối hận vì trò nghịch gây cái chết cho dế Choắt, thì chính Mèn lại rơi vào tay bọn trẻ ham trò chọi dế.
Nhờ Xiến Tóc cảnh tỉnh, Mèn trốn được rồi tìm bạn cùng nhau đi xa, mở rộng tầm mắt và tìm nghĩa lí cuộc đời. Trải qua nhiều hiểm nguy, do thiên nhiên dữ dội và do các loài vật gây cho nhau, Mèn và Trũi tìm thêm được những bạn đồng tâm là các Châu Chấu Voi, rủ nhau đi thuyết phục các loài xây dựng một "thế giới đại đồng", "muôn loài cùng kết làm anh em". Hãy đoàn kết, yêu thương mọi người xung quanh thì tất cả sẽ được chung sống hoà thuận vui vẻ.
Truyện kết thúc sau khi Mèn và Trũi kết thúc tốt đẹp chuyến đi thứ hai và đang sửa soạn chuyến đi thứ ba để tiếp tục mang thông điệp "thế giới đại đồng" đến các loài khác.
“Tình là mê luyến, nếu gặp được chân tình thì sẽ là thiên đường
Tình là bi ai, nếu không gặp đúng người thì đau đến xương tủy.”
Khi còn nhỏ, cô có tình cảm với anh, thế nhưng lúc ấy anh còn đang cùng với cô em gái cùng cha khác mẹ của cô trình diễn tiết mục thanh mai trúc mã. Cô chứng kiến bọn họ cùng nhau ngắm sao, cùng nhau học bài, cùng nhau lái ô tô đi hóng gió. Cô biết, giữa bọn họ có một bí mật giấu cô.
Cuối cùng, đến lúc cô không để ý đến anh nữa, trao trái tim cho một người đàn ông khác, thì anh lại trở về, hơn nữa còn dùng tốc độ khiến cô trở tay không kịp mà tiến hành đám hỏi giữa hai nhà.
Cô thất tình, cho nên chấp nhận cuộc hôn nhân. Anh thất tâm, cho nên cũng chấp nhận cuộc hôn nhân.
Anh không yêu cô, cô cho tới bây giờ đều rõ. Bởi vậy cô cố gắng tự mình sống thật tốt, cố gắng không cho mình quá để tâm, cố gắng khích lệ bản thân thỏa hiệp.
Đây là một trò đùa hoang đường, hóa ra cái gọi là chân tướng cũng không phải là sự thật. Sự thật chính là, anh nếu như thật lòng yêu cô, anh sẽ bất chấp mọi thứ, sẽ vĩnh viễn lựa chọn ở bên cạnh cô.
Nhân vật chính: Mạc Tu Lăng, Giang Nhân Ly, Giang Nhân Đình, Tả Dật Phi, Trần Tư Dao, Tần Ngả Trữ.
Truyện kể về cuộc đời chông gai và đầy bất hạnh của Tấm - một cô gái mồ côi mẹ từ sớm. Tấm ở với dì ghẻ và con của dì là Cám.
Vì quá chiều chuộng con gái của mình mà dì ghẻ hết lần này đến lần khác chà đạp, hành hạ, đối xử tệ bạc với Tấm. Kể từ khi Tấm được nhà Vua sủng ái thì hai mẹ con Cám rắp tâm bày mưu tính kế hãm hại Tấm, để được thay thế vào vị trí của Tấm. Nhưng người tính không bằng trời tính, ác giả ác báo, cuối cùng mẹ con Cám phải nhận lãnh hậu quả do chính mình gây ra.
Truyện kết thúc có hậu và có phần ghê rợn. Tuy nhiên đó là lời cảnh tỉnh cho những ai chà đạp lên giá trị, quyền sống của con người lương thiện. Hãy sống tốt và tử tế với nhau để phước lại cho con cháu mai sau.
Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu.
Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư dả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma chay. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào hạng cùng đinh trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn hiếu thảo, và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lí do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị cùm kẹp không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị bò gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lý trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy"!