Xuất bản năm:
2013
Giới thiệu:
Sách được biên soạn theo nội dung chương trình Sách giáo khoa Địa Lí 10, gồm có: Kiến thức cơ bản, câu hỏi tự học, gợi ý trả lời câu hỏi giữa bài và cuối bài, câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Sách đã được sửa chữa chỉnh lí theo chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Thương mại được chia làm hai ngành lớn:
+ Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
+ Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a) Cán cân xuất nhập khẩu
- Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu được gọi là cán cân xuất nhập khẩu.
- Nếu giá trị hàng xuất khẩu mà lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại nếu giá trị hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu.
b) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
- Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
- Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị,...) và sản phẩm tiêu dùng.
- Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.
III. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu
- Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.
- Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục.
- Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới.
III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Dựa vào sơ đồ (trang 154 - SGK), em hãy trình bày các khái niệm về hàng hoá, dịch vụ, vật ngang giá.
- Hàng hoá: Vật mang ra trao đổi trên thị trường. Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính, giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ những gì có thể và thu được tiền đều có giá trị hàng hoá, đều trở thành hàng hoá.
- Dịch vụ: Trong thị trường dịch vụ được hiểu là "vật" mang ra trao đổi trên thị trường (ví dụ: công vận chuyển hàng hoá, công chuyển tiền đến một địa chỉ nào đó, ...).
123