Âm nhạc và Mĩ thuật 7

Chuyên mục: Âm nhạc
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam
Xuất bản năm: 2011
Giới thiệu: Sách giáo khoa: Âm nhạc và Mĩ thuật 7 được biên soạn gồm hai phần:
Phần Âm nhạc gồm có 8 bài, 35 tiết tập hát, học hát, nhạc lí, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức
Phần Mĩ thuật gồm có 35 bài vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật
Sáo trúc là một nhạc cụ rất quen thuộc và phổ biến ở nước ta. Phải chăng vì sáo làm bằng thứ nguyên liệu sẵn có từ những cây nứa, cây sậy, cây trúc nên cây sáo đã được phổ biến ở khắp nơi.
 
Trong các lễ hội của nhân dân ta, tiếng sáo vang lên ở sân đình cùng với dàn nhạc chèo, dàn nhạc tuồng... Ngoài đồng, những em bé ngồi trên lưng trâu cũng biết thổi sáo. Đối với đồng bào các dân tộc miền núi, cây sáo cũng rất quen thuộc gần gũi. Ở đây tiếng sáo là cung bậc của nhũng tình cảm thân thiết, yêu thương.
 
Âm thanh của sáo trúc gợi lên khung cảnh đồng quê, làng xóm êm ả của nông thôn Việt Nam thanh bình.
 
Sáo có nhiều loại. Thường sáo có 5, 6 lỗ hoặc nhiều hơn. Tuỳ từng loại mà người ta khoét lỗ theo hệ thống thang âm riêng. Người thổi sáo sử dụng ngón tay khéo léo, hơi thổi đầy đặn kết hợp với tai nghe âm thanh chính xác để tạo nên những nét nhạc hay và đẹp. Sáo tuy không phát ra thành lời nhưng khi nghe tiếng sáo ta cảm thấy như nghe tiếng nói thân thương, của con người.
 
Cây sáo Việt Nam đã được các nghệ sĩ thổi sáo nâng lên thành một nhạc cụ độc tấu để biểu diễn những bản nhạc hết sức hấp dẫn với kĩ thuật trình tấu phức tạp, tinh tế. Trên sân khấu ca nhạc ở trong nước và thế giới, cây sáo Việt Nam đã làm rung động hàng triệu trái tim những người hâm mộ nghệ thuật.
 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Em biết bài hát nào sáng tác về chủ đề mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
2. Học thuộc bài Khúc ca bốn mùa.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây